1 thùng Sika chống thấm được bao nhiêu m2? Cách pha chuẩn xác nhất

Sơn chống thấm có tác dụng chống thấm điều này chắc hẳn ai cũng biết đến công dụng của nó. Tuy nhiên 1 thùng Sika chống thấm được bao nhiêu m2 không phải ai cũng xác định được bởi có rất nhiều dòng sơn chống thấm khác nhau và mỗi một dòng sẽ có định mực khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và phân loại định mức sơn chống thấm.

1 thùng sika chống thấm được bao nhiêu m2

Chống thấm Sika là gì?

Chống thấm Sika là thương hiệu nổi tiếng được ra đời vào năm 1910 tại Thụy Sĩ, chuyên cung cấp các sản phẩm phụ gia chống thấm và hóa chất xây dựng. Sika đã phát triển các giải pháp cho nhiều loại công trình lớn như đường bộ, cầu, cảng, sân bay, đường hầm, nhà máy thủy/nhiệt điện, nhà máy xử lý nước và công trình dân dụng. Sản phẩm của Sika nổi bật với khả năng chống thấm hiệu quả, dễ thi công và có độ bền cao, giúp bảo vệ công trình khỏi các tác động của thời tiết và môi trường.

Tại Việt Nam, Sika đã trở thành cái tên quen thuộc đối với các chủ thầu xây dựng và khách hàng. Nhờ vào chất lượng vượt trội và tính tiện dụng, Sika luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong việc chống thấm cho các công trình từ dân dụng đến công nghiệp. Sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và sản phẩm chống thấm bền bỉ giúp Sika giữ vững vị thế trên thị trường xây dựng Việt Nam.

1 thùng Sika chống thấm sơn được bao nhiêu m2?

Diện tích mà một thùng sika chống thấm có thể sơn được phụ thuộc vào các yếu tố sau: dung tích thùng sơn, định mức thi công, độ dày lớp sơn, chất lượng sơn, độ hấp thụ của bề mặt, phương pháp thi công và điều kiện thời tiết. Dưới đây là một số định mức và quy cách chung của các dòng sơn chống thấm Sika phổ biến. Từ những thông tin này, bạn có thể tính toán được diện tích mà một thùng Sika chống thấm có thể thi công cho công trình của mình.

TÊN SẢN PHẨM ỨNG DỤNG QUY CÁCH & ĐỊNH MỨC
Sika Raintite

(Sản phẩm chống thấm Acrylic)

Dùng để chống thấm sàn mái bê tông , tường ngoài, bề mặt hoàn thiện, chân tường trên mái, trám khe mối nối và trám ốc vít cho nhiều loại mái – Thùng:  4kg – 20kg

– 0,6 – 0,7kg/m2/ 2 lớp

Sika Lite

( Phụ gia chống thấm cho vữa)

Dùng để chống thấm cho vữa trát, vữa xây tô – Can : 5L – 25L

– 1 – 2% theo khối lượng xi măng

Sikaproof  Membrane

( Màng lỏng chống thấm bitum polymer cải tiến gốc nước)

Dùng làm lớp phủ chống thấm cho mặt ngoài của tường , ban công, sàn mái bằng, các kết cấu bên trong lòng đất) – Thùng : 18kg

– Lớp lót: 0,3kg/m2

– Lớp phủ: 0,6kg/m2.lớp ( Thi công 2 lớp)

Sika Latex TH

( Phụ gia chống thấm và tác nhân kết nối)

Chất nhũ tương cao su tổng hợp được thêm vào vữa xi măng dùng để tạo: lớp hồ dầu, lớp vữa trát chống thấm, lớp vữa cán sàn, vữa xây, dán gạch – Can: 2L – 5L – 25L

– 0,25 lít/m2 – Hồ dầu kết nối

– 1 lít/m2 ( vữa trát dày 2cm)

Plastocrete N

( Phụ gia chống thấm)

Dùng để sản xuất bê tông chống thấm, ứng dụng trong các công trình: đập, hồ uống nước/ nước thải, hồ bơi, kênh đào, đường ống dẫn ngầm,…. – Can: 5L -25L

– 0,5 Lít /100kg xi măng

 

Sika có bao nhiêu loại sơn chống thấm

Các dòng sản phẩm chống thấm Sika hiện có trên thị trường bao gồm:

  • Chống thấm tường đứng: Sika Raintite, Sikagard – 209 WallCoat.
  • Chống thấm cho sàn bê tông: Sikaproof Membrane gốc bitum, Sika – 1F, Sikafloor Chapdur, Sika Dur 752.
  • Vữa chống thấm và sửa chữa: Sika Grout, SikaTop Seal 107, SikaTop Seal 105, Sikadur 731, Sika 102, Sika Monotop R, Sika Refit 2000.
  • Phụ gia chống thấm: Sika Latex.
  • Chống thấm cho nhà vệ sinh: Trước khi sử dụng, cần kiểm tra kỹ các vấn đề xây dựng để xác định lỗi cần khắc phục, sau đó áp dụng các sản phẩm phù hợp để xử lý.

tìm hiểu rõ 1 thùng sika chống thấm được bao nhiêu m2

Tại sao nên sử dụng sơn chống thấm Sika cho tất cả các công trình?

Có nhất thiết phải sử dụng chống thấm cho công trình hay không? Câu trả lời là có, đặc biệt đối với các công trình ở Việt Nam, nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa với độ ẩm cao và mùa mưa kéo dài. Các yếu tố thiên nhiên như mưa, nắng, và độ ẩm thay đổi liên tục sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Bề mặt công trình, từ tường, mái, đến nền nhà, thường xuyên tiếp xúc với nước, dẫn đến tình trạng thấm nước. Sau một thời gian, nước có thể thấm qua các lớp vật liệu xây dựng, làm suy giảm độ bền của nền móng, tường và gây hư hỏng cho kết cấu công trình.

Việc không xử lý chống thấm sẽ tạo ra những hậu quả nghiêm trọng như nấm mốc, mùi hôi, ẩm mốc tường, hoặc thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng do môi trường sống không thoáng khí. Không chỉ vậy, việc khắc phục các sự cố do thấm gây ra sẽ tốn kém chi phí lớn và ảnh hưởng đến thẩm mỹ công trình. Do đó, sử dụng chống thấm ngay từ đầu sẽ giúp bảo vệ công trình, tiết kiệm chi phí sửa chữa và đảm bảo chất lượng lâu dài cho ngôi nhà của bạn.

Những yếu tố ảnh hưởng đến diện tích phủ sơn chống thấm khi thi công

Thể tích thùng sơn chống thấm:

Dung tích thùng sơn có thể khác nhau tùy theo từng loại sơn, và điều này sẽ ảnh hưởng đến diện tích có thể phủ. Mỗi dòng sơn sẽ có tỉ trọng và định mức riêng, được nhà sản xuất cung cấp trong các thông số kỹ thuật, dựa trên các điều kiện chuẩn cơ bản của bề mặt thi công. Tỉ trọng này sẽ quyết định lượng sơn cần sử dụng cho mỗi mét vuông và từ đó ảnh hưởng đến diện tích thi công.

Bề mặt thi công chống thấm:

Đối với các bề mặt có tình trạng kém, có nhiều khuyết điểm, việc thi công chống thấm sẽ yêu cầu thêm thời gian và vật tư để xử lý, vá khuyết điểm trước khi thi công lớp sơn chính. Nếu bề mặt đã tương đối phẳng và ít khuyết điểm, bạn có thể tiết kiệm được nhiều vật tư và thời gian thi công. Mặc dù bề mặt không ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích thi công, nhưng nó sẽ tác động đến lượng vật tư cần dùng.

tìm hiểu 1 thùng sika chống thấm được bao nhiêu m2

Loại sơn chống thấm:

Có nhiều loại sơn chống thấm phù hợp với các bề mặt khác nhau, mỗi loại sẽ có khả năng tương thích riêng. Ngoài sơn chống thấm, còn có các phương pháp khác như vữa xi măng, bitum, màng kho, lưới thủy tinh, và sơn epoxy Sika biến tính, mỗi loại có đặc điểm và hiệu quả riêng tùy thuộc vào yêu cầu công trình.

Tóm lại, diện tích mà một thùng sơn Sika có thể phủ được phụ thuộc vào dung tích thùng, chất lượng và độ dày lớp sơn, loại bề mặt, phương pháp thi công, cùng các yếu tố khác. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về định mức từng loại.

error: Content is protected !!
0977041920
chat-active-icon